Kỹ thuật Ngựa_cưỡi

Cưỡi ngựa là một môn thể thao có kỹ thuật khó, đòi khỏi người cưỡi phải phối hợp các động tác và phối hợp thật ăn ý với con ngựa để có thể cưỡi ngựa một cách thuần thục nhất và tránh chấn thương xảy ra (ngã ngựa).

Khởi động

Một học viên đang làm quen với việc cưỡi ngựa

Trước khi vào sân tập, học viên phải đội mũ bảo hiểm, mang giày, hướng dẫn khởi động tay, đầu, cổ nhằm tránh các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập luyện. Đồng thời trên yên ngựa mọi người khởi động tay, đầu, cổ, vai, hông nhằm tránh các chấn thương có thể xảy ra trong quá trình tập luyện. Việc khởi động mất khá nhiều thời gian. Trước khi tập, học viên phải thực hiện các động tác khởi động trên lưng ngựa: xoay tay, vai, cổ, đồng thời, các học viên cũng được học phản xạ các tư thế ngã để hạn chế chấn thương[3]

Sau các bài khởi động, học viên được tự tay mình điều khiển ngựa chạy. Trước khi vào sân tập, học viên phải đội mũ bảo hiểm, mang giày. Người cởi phải đội mũ bảo hiểm, chân mang giày thể thao ngồi trên lưng ngựa và được huấn luyện viên hướng dẫn cách dùng dây cương và các động tác để điều khiển ngựa rẽ trái, rẽ phải, dừng lại. Các học viên được nài ngựa dắt một vài vòng quanh sân, những chú ngựa được thắng yên chắc chắn vào sân và họ sẽ ở cạnh học viên trong suốt buổi học để giữ cương và giữ thăng bằng. Mỗi học viên tự vào chuồng chọn cho mình một con ngựa ưng ý rồi tự đóng yên cương.

Bài tập

Học viên cưỡi ngựa đang tập tư thế khó

Để có thể tự điều khiển ngựa một cách thuần thục, học viên phải tập luyện 2 buổi/tuần trong thời gian tối thiểu là 6 tháng[6]. Với những kỹ thuật khó như cưỡi ngựa vượt chướng ngại vật, học viên phải mất hơn một năm mới đủ điều kiện theo học do kỹ thuật này có độ khó rất cao[7]. Một bài tập cưỡi ngựa được hướng dẫn kéo dài 45 phút, đồng thời đã cưỡi ngựa là phải bị té nhiều lần. Mỗi tuần các học viên đều phải thay ngựa cưỡi để tập tiến bộ vì mỗi con ngựa là một cá tính khác nhau[1].

Các bài tập cơ bản như cầm cương, giữ ngựa thăng bằng, điều khiển ngựa rẽ phải, rẽ trái. Khi mới tập, khó nhất là động tác giữ thăng bằng trên lưng ngựa. Tập quen rồi thì động tác xoay người 360 độ trên yên ngựa là kỹ thuật khó nhất đối với người học. Sau khi thực hiện thuần thục các tư thế và cách điều khiển ngựa, từng nhóm từ 1 đến 2 học viên sẽ điều khiển ngựa theo hiệu lệnh của huấn luyện viên như: cho ngựa đi nước kiệu, đi vòng tròn, đi thẳng. Đối với trẻ em, bài học là những trò chơi kết hợp các biện pháp giữ thăng bằng: nhắm mắt, dang tay ngồi trên lưng ngựa, đứng, nằm trên lưng ngựa.

Ở trình độ nâng cao, các học viên được học các động tác khó như nhảy rào, vượt chướng ngại vật. Các học viên ngồi trên lưng ngựa tập trung thực hiện những động tác hết sức nhịp nhàng, đẹp mắt, khi thì uốn cong người ra phía sau, lúc thì đưa hai đầu gối lên cao tì chân vào mình ngựa, cho ngựa phi nhanh, chạy vòng tròn. Các động tác được thực hiện dứt khoát theo nhịp hô của huấn luyện viên. Thỉnh thoảng các em bày tỏ sự yêu mến với chú ngựa của mình bằng cách khom người xuống vỗ nhè nhẹ vào mình ngựa. Những cú ngã ngựa là chuyện thường xảy ra trong mỗi buổi tập. Những ai đã tham gia học cưỡi ngựa thì khó tránh khỏi việc ngã ngựa một vài lần.

Tương tác

Học viên tương tác với ngựa trong khi tập

Cưỡi ngựa đòi hỏi người chơi phải có tình cảm và biết tương tác với con vật, biết được đặc tính của từng con ngựa để điều khiển cho người và ngựa giống như hai người bạn, phối hợp nhịp nhàng trong mọi động tác, không chỉ hướng dẫn học viên những kỹ năng điều khiển ngựa, mà các huấn luyện viên còn dạy cách âu yếm, vỗ về ngựa, xây dựng tình cảm giữa người và ngựa bằng cách giúp những người nuôi ngựa cho ngựa ăn cỏ, uống nước, tắm ngựa, vệ sinh chuồng. Ngựa là con vật rất khôn ngoan nên sẽ trở nên thân thiện với những người thường xuyên chăm sóc nó, việc chăm sóc ngựa giúp người cưỡi dễ dàng làm quen với chú ngựa của mình và điều khiển chúng được theo ý muốn, ở châu Âu học viên sẽ tự tay làm vệ sinh cho ngựa trước khi cưỡi[6].

Di chuyển

Những con ngựa chạy nhanh chân dài hơi mới là ngựa bền. Khi ngựa chạy đã oải, chạy hết nổi ấy là ngựa bết. Ngựa bở là ngựa dở, chỉ chạy được một đoạn ngắn rồi bết. Tốc độ nhanh chậm của ngựa gọi là nước. Cho ngựa chạy lúp xúp là nước kiệu nhỏ, nhanh một chút là kiệu lớn. Chạy nhanh là phi (như bài hát “Ngựa phi đường xa”), ở nông thôn cũng gọi là tế. Phi, tế thật nhanh, phóng từng cặp chân bước thật dài gọi là sải. Nhảy chồm hai chân trước lên là cất (cất vó, tung vó). Nước hay là những con ngựa chạy chân reo, hai chân xuống, hai chân lên, nghe như nhịp gõ cây, như điệu nhạc. Ngựa chạy chân ba, ba chân xuống một chân lên không hay bằng vì hơi bị tức.

Tốc độ nhanh chậm của ngựa gọi là nước. Cho ngựa chạy lúp xúp là nước kiệu nhỏ, nhanh một chút là kiệu lớn. Chạy nhanh là phi (như bài hát “Ngựa phi đường xa”), ở nông thôn cũng gọi là tế. Phi, tế thật nhanh, phóng từng cặp chân bước thật dài gọi là sải. Nhảy chồm hai chân trước lên là cất (cất vó, tung vó). Nước hay là những con ngựa chạy chân reo, hai chân xuống, hai chân lên, nghe như nhịp gõ cây, như điệu nhạc. Ngựa chạy chân ba, ba chân xuống một chân lên không hay bằng vì hơi bị tức. Ngựa cưỡi thường được chăm sóc bề ngoài nhiều hơn, hớt bờm hớt gáy cho đẹp. Có con ngựa nhẹ cương, giật sơ đã chạy, có con ngựa nặng cương phải giật mạnh và giục liên hồi.

Đoàn lữ hành Caravan ở thung lũng Kali Gandaki, Nepal

Ngựa mập quá đâm ra chậm chạp gọi là ngựa nục. Ngựa có một số tật. Như Ngựa sa tiền là lúc đi thỉnh thoảng bị chúi tới trước. Ngựa đâm thường hay đâm vô lề đường. Ngựa trớ là ngựa nhát, hay tràng tránh. Ngựa chứng là ngựa ít muốn tuân phục người cỡi, không chịu cương, chồm lên cao, nhảy dựng hoặc chưa chi đã cất chạy. Người mới tập hoặc cỡi yếu không dám cỡi ngựa chứng. Những con ngựa chạy nhanh chân dài hơi mới là ngựa bền. Khi ngựa chạy đã oải, chạy hết nổi ấy là ngựa bết. Ngựa bở là ngựa dở, chỉ chạy được một đoạn ngắn rồi bết.

Cưỡi ngựa thể thao

Cử động của ngựa có rất nhiều từ mô tả động tác đi hay chạy của ngựa như đi, bước, rảo, chạy, nhảy, kiệu, phóng, vút, phi (bay), tế, sải, lao, vọt, phốc. Trong tiếng Anh, ngoài 4 cách đi chạy căn bản, còn có rất nhiều từ mô tả khác như “two beat pace”, “four beat ambling", “rack”, “running walk”, “tölt” hay “diagonal fox trot”. Nhìn chung, có 4 cách đi chạy căn bản ở ngựa:

  • Di chậm (four beat walk) với vận tốc 6,4 km/giờ.
  • Chạy nước kiệu hay chạy lúp xúp (two beat trot hay jog) với vận tốc 13–19 km/giờ.
  • Phi (canter, lope, a three beat gait) với vận tốc 19–24 km/giờ
  • Phi nước đại (gallop) với vận tốc trung bình 40–48 km/giờ, nhưng khi nước rút trong ngắn hạn có thể tới 88 km/giờ.

Trong tiếng Việt, dựa vào nước chạy, dựa vào sức khỏe có thể phân ra:

  • Ngựa tế (chạy đua nước lớn), người ta thường gọi là tế ngựa hay thúc ngựa, làm cho con ngựa tăng tốc đột ngột
  • Ngựa kiệu (chạy lúp xúp) là những con ngựa chạy nước kiệu, bước đều.
  • Ngựa sải (nhảy theo sải) với những bước dài
  • Có ngựa bền (chạy dai sức): Những con ngựa bền nhất có thể gọi là thiên lý mã (ngựa đi ngàn dặm một ngày)
  • Ngựa bở (chạy yếu sức): Là những con ngựa yếu ớt
  • Ngựa nhanh (khoái mã): Là những con ngựa chạy nhanh, tốc độ cao.
  • Ngựa cu: Dù ngựa sắc gì hễ nhỏ con đều gọi là ngựa cu.
  • Ngựa nục: Ngựa mập quá đâm ra chậm chạp gọi là ngựa nục[8].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngựa_cưỡi http://artandbronzewest.com/Evolutionofsaddle.htm http://www.cowboyshowcase.com/glossary%20saddlesan... http://www.xphomestation.com/saddle.html http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/cuoi... http://dantri.com.vn/xa-hoi/ghe-tham-truong-day-cu... http://www.lienhiephoiphuyen.com.vn/index/?menu=co... http://petrotimes.vn/cuoi-ngua-the-thao-o-sai-gon-... http://thanhnien.vn/thoi-su/nguoi-dong-yen-ngua-du... http://tuoitre.vn/tin/tuoi-tre-cuoi-tuan/20120421/... http://vtv.vn/du-lich/thu-vi-cau-chuyen-ngua-lam-d...